Gà chọi vốn là loài đã mang sẵn trong mình tính hiếu chiến, nhưng như thế là chưa đủ để trở thành một chiến kê hảo hạng. Mối quan tâm đặc biệt hơn của các sư kê là làm sao để biết cách làm gà chọi khỏe, săn chắc nhằm có những thành tích “bất bại” trước đối thủ. Hãy cùng AE888 tìm hiểu nhé!
Cách làm gà chọi khỏe mạnh qua chọn giống
Yếu tố đầu tiên trong cách làm gà chọi khỏe mạnh là chọn giống. Gà chọi có khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu chọn giống, thường thì giống gà bố mẹ tốt sẽ cho ra đời các hậu duệ chất lượng không kém.
Chọn giống gà bố mẹ cũng cần dựa vào các tiêu chí như: ngoại hình, màu sắc, thể trạng… Cụ thể như sau:
- Ngoại hình: cân đối, chân và mỏ cứng cáp, bụng thon, lông tơi xốp, không bị bết dính.
- Màu sắc: Ưu tiên những con có màu tía, vì hầu hết các chiến kê màu tía trông rất mạnh mẽ.
- Thể trạng: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, ăn uống tốt
- Đối với con trống đặc biệt cần khỏe mạnh, chân có nhiều đòn độc, dáng đẹp…
- Con mái nên chọn những con dáng nhỏ, thon gọn, cánh cụp chặt vào thân, lông cánh dày, phao câu to, ngực nở, lườn sâu…Có như vậy mới đảm bảo việc cải tạo và nhân giống hiệu quả.
- Chú ý nên loại bỏ ngay từ đầu những con gà có biểu dị tật, vẹo đầu, vẹo cổ, phát triển không bình thường.
Thiết kế chuồng nuôi gà đá đúng tiêu chuẩn
Chuồng trại, nơi ở của gà chọi cần được xây dựng cao ráo, sạch sẽ thoáng mát để chúng không cảm thấy bí bách. Làm chuồng trại đúng tiêu chuẩn cũng là để gà có sân chơi đảm bảo phát huy tính háu chiến.
- Về hướng chuồng: Thiết kế chuồng nuôi gà đá nên chọn hướng Đông Nam để tận dụng được luồng ánh sáng, không khí trong lành, rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của gà.
- Về chất liệu:
Để tránh nóng và tránh mưa gió nên lợp mái chuồng bằng tấm lợp hoặc bằng tôn với độ dốc thuận tiện cho việc thoát nước.
Cửa chuồng gà chọi nên làm bằng song sắt, có xây tường bao xung quanh để tránh gió cũng như đảm bảo an ninh.
Một trong số những cách làm gà chọi khỏe mạnh đó là chú ý phần nền chuồng. Có thể lát nền bằng xi măng hoặc đất nện vừa sạch sẽ, dễ rửa dọn, rải thêm lớp cát mỏng để bảo vệ đôi chân của các chiến kê.
Đối với những gia đình hạn hẹp về diện tích xây chuồng trại, có thể sử dụng chiếc bội để nuôi gà. Bội có thể làm bằng tre, nứa hoặc sắt đều được. Miễn sao đủ rộng rãi và thoải mái cho gà.
- Về thiết kế
Chuồng nên được chia thành từng dãy, mỗi dãy chia nhiều ô nhỏ, ngăn cách nhau bằng tường gạch.
Diện tích mỗi ô rộng khoảng 2 – 4m2, cao từ 1 – 1,5m là hợp lý.
Xem thêm: Đá gà AE888
Cách chăm sóc gà đá
Việc chăm sóc gà chọi khỏe mạnh chưa bao giờ là đơn giản. Người chăm cần có kiến thức, có hiểu biết và kinh nghiệm thì mới thành công. Sư kê chăm gà phải là người thật sự tâm huyết với những chú gà chọi thì việc chăm sóc mới chu đáo và tỉ mỉ được.
Ngoài ra, khi chăm gà đá cần để ý những giai đoạn sau:
- Gà chọi từ khi mới nở đến khoảng 5 tháng tuổi:
Giai đoạn này gà chủ yếu cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ từ các loại bột, cám, rau củ. Nên nghiền nhỏ hoặc ép thành viên cho dễ ăn và dễ hấp thụ.
Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên để kịp thời ngăn ngừa các loại bệnh.
- Gà đá từ 6 tháng tuổi trở lên:
Gà ở giai đoạn này không chỉ dừng lại ở việc cho ăn uống đầy đủ nữa, mà cần nhiều hình thức chăm sóc cần thiết khác
Trong đó, cần quan tâm đến chăm sóc ngoại hình cho gà như cắt tỉa lông (lông đầu, lông cổ, lông hông, lông nách, lông bụng, lông đùi…) Việc đó giúp gà trở nên gọn gàng, đẹp mã và không vướng víu trong quá trình thi đấu.
Giai đoạn này, gà cũng cần được bổ sung vitamin D từ ánh nắng mặt trời để có thân hình săn chắc, dẻo dai và bền bỉ. Do đó, cách chăm sóc gà đá hiệu quả là tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng, khoảng 1 giờ đồng hồ. Điều đó cũng giúp gà hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn, tinh thần và thể lực sẽ trở nên sung mãn.
Chế độ dinh dưỡng
Cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học trong cách làm gà chọi khỏe. Trong đó, việc lên thực đơn cụ thể và phân chia các nhóm thức ăn, giờ ăn hợp lý là rất cần thiết.
Đối với các dòng gà chiến, thóc lúa, ngô…là những loại thực phẩm chủ yếu. Bên cạnh đó có thể bổ sung thêm giun dế…để cung cấp thêm đạm.
Đừng quên cung cấp thêm chất xơ cho gà từ các loại rau xanh như rau muống, thân chuối…giúp cho gà tiêu hóa tốt.
Bổ sung thêm các loại vitamin cần thiết giúp gà chọi thêm khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc hơn.
Cung cấp nước thường xuyên để gà luôn đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt.
Cách tập luyện cho gà
“Nhất khỏe – nhì tài”, vì vậy, cần dành thời gian để tập luyện cho gà thường xuyên, nhằm phát huy tinh thần máu chiến và củng cố thêm kỹ năng cho gà.
Các bài tập trong cách làm gà chọi khỏe mạnh có thể mang lại nhiều lợi ích như:
- Xổ gà (vần gà): Hình thức của bài tập là cho 2 gà cuốn chân vần nhau, kết hợp vần hơi lẫn vần đòn. Có thể bịt hoặc thả mỏ.
- Vần gà với người: Với cách này thì sử dụng hình thức tập quay thóc là phổ biến nhất
- Chạy lồng, chạy bội: Cách này sử dụng 2 gà chọi, một con nhốt trong bội và một con phía ngoài, để chúng đuổi nhau. Người bên ngoài sẽ đếm số vòng.
Nuôi dưỡng và chăm sóc gà đá trở thành những chiến kê khỏe mạnh, máu chiến là điều không hề đơn giản. Nó là cả một quá trình đòi hỏi các sư kê phải đầu tư về cả tinh thần và vật chất.
Hy vọng với những chia sẻ cách làm gà chọi khỏe của AE888 như trên sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm và bí quyết để nuôi dưỡng cũng như chăm sóc những chú gà chọi của mình trở nên khỏe mạnh và hiếu chiến hơn.