Phương pháp nuôi gà con mới nở

Giữ ấm cho gà con mới nở

Nuôi gà là một trong những bộ môn nuôi trồng được nhiều người ưa chuộng dù ở thành phố hay nông thôn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chính xác và hiệu quả để nuôi gà con mới nở. Vậy thì bài viết này của AE888 sẽ cho bạn biết điều đó!

Các bước chăm sóc gà con mới nở 

Bước 1: Thả gà con vào vây úm

Người nuôi chú ý thả con nhẹ nhàng, lần lượt từng con một, không thả nhiều con cùng lúc và nhớ phân bố đều vị trí cho chúng gần các máng ăn và máng uống để việc ăn uống diễn ra dễ dàng hơn

Phương pháp nuôi gà con mới nở
Phương pháp nuôi gà con mới nở

Tiếp theo điều chỉnh nhiệt độ vây úm:

1-3 ngày tuổi:     31-33 độ C

4-7 ngày tuổi:     31-32 độ C

8-14 ngày tuổi:   29-31 độ C

15-21 ngày tuổi: 28-29 độ C

22-28 ngày tuổi: 23-28 độ C

Trong suốt quá trình, người nuôi nên cho gà con uống nước sạch pha lẫn với vitamin hoặc thuốc bổ tổng hợp dành riêng cho gà con, liều lượng 2-3gr/l. Cho gà uống xong thì cho gà ăn ngay lúc đó để chúng thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện cơ thể.

Bước 2: Giữ ấm cho gà con mới nở

Gà con mới nở luôn rất nhạy cảm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không ổn định, quá nóng hay quá lạnh đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng. Có một số phương pháp phổ biến để giữ ấm cho úm gà như: sử dụng đèn sợi đốt khoảng 40W để sưởi ấm cho gà con.

Trong tuần đầu có thể để nhiệt độ khoảng 90-95 ° F sau đó giảm nhiệt độ khoảng 5 độ mỗi tuần cho đến khi nhiệt độ phòng đạt tiêu chuẩn. Chuồng úm cũng có thể được làm từ bìa các tông nhưng cần phải sạch sẽ, dưới chuồng hãy lót thêm rơm hoặc trấu. Người nuôi nên chú ý thời gian và nhiệt độ phù hợp khi gà tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.

Giữ ấm cho gà con mới nở
Giữ ấm cho gà con mới nở

Bước 3: Cung cấp thức ăn cho gà con

Khi gà con lớn trong khoảng 2-21 ngày tuổi thì người nuôi có thể cho gà con ăn tấm gạo hoặc cám công  nghiệp. Để món ăn nhiều dinh dưỡng hơn bạn có thể nghiền chung với hành lá cắt nhỏ với cám, thêm chút nước cho gà dễ ăn hơn, loại thức ăn này sẽ giúp làm ấm đường ruột gà con, hạn chế vi khuẩn gây hại tới gà của bạn.

Khi gà con đã được 21 ngày tuổi hoặc hơn, lúc này hệ tiêu hóa của gà con đã khỏe mạnh và phát triển hơn, người nuôi có thể lựa chọn cho gà ăn các loại thức ăn như: thóc, bắp, cơm,…mà không cần phải nghiền nhỏ nữa.

Bước 4: Theo dõi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Khi gà mới nhập về ( khoảng 1 ngày tuổi), người nuôi nên chú trọng bổ sung nước uống, đường Gluco, Permasol 500, Vitamin C như sau: 50g đường Glucozo, 1g Permasol, 1g Vitamin C hòa lẫn với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng, có thể cho nhiều hơn một chút trong trường hợp nếu sức đề kháng gà con kém và khó có khả năng chống chịu bệnh tật, sau 2 giờ thu máng uống, rửa sạch.

Sau khoảng 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà con chú ý nên chọn loại cám được chế biến phù hợp với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con lúc này, không nên đổ thức ăn quá nhiều hoặc quá đầy bởi vì gà con sẽ phải vừa ăn vừa bới sẽ gây khó khăn trong việc ăn uống vì cơ thể chúng vẫn còn yếu.

Chú ý: Một ngày cho ăn từ 3 – 4 lần với thức ăn cần được đảo đều sẵn.

Bên cạnh khâu chuẩn bị chuồng trại,chúng ta cần phải làm đúng quy trình tiêm vaccine để phòng chống bệnh tật, giúp đàn gà khỏe mạnh hơn.

Xem thêm: Đá gà AE888

Bước 5: Phương pháp phòng bệnh cho gà con

Trước khi thả gà con hay bắt đầu các bước cơ bản để nuôi dưỡng và chăm sóc gà con, người nuôi gà buộc phải tiến hành khử trùng chuồng úm.

Trong 3 ngày đầu, bạn có thể lựa chọn cho gà con uống các loại thuốc kháng sinh phòng bệnh thương hàn, CRD, viêm rốn hoặc E.coli. Thêm nữa, nếu muốn tăng cường sức đề kháng cho gà, hãy hòa lẫn nước uống của gà cùng thuốc bổ có chứa vitamin A, D, E và B Complex để gà trở nên cứng cáp và khỏe khoắn hơn.

Trong trường hợp nếu gà con bị hở rốn, người nuôi gà hãy dùng cồn iot 0,5% hoặc dung dịch blue methylen 1% để sát trùng xung quanh vùng rốn của chúng, kết quả sẽ cải thiện đáng kể!

Phòng bệnh cho gà con
Phòng bệnh cho gà con

Cần chú ý bệnh tiêu chảy rất dễ xảy ra ở gà con bởi vì gà con có một số đặc điểm sinh lý cơ thể khác với gà lớn. Đó chủ yếu là do hệ tiêu hóa cùng với việc hệ thần kinh ở gà con đều chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó khi mà thức ăn cho gà con không đạt chuẩn chất lượng đồng thời với những tác động gây ra stress ở gà như điều kiện ngoại cảnh bất lợi thì sẽ gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa.

Thức ăn khi được được gà con ăn vào sẽ không qua quá trình tiêu hóa hấp thụ và được đưa ra ngoài gây ra vấn đề gà bị sống phân hoặc đối với một số thức ăn bị tồn đọng lại trong đường tiêu hóa sẽ phân hủy tạo thành những vi khuẩn gây hại. Vì vậy, người nuôi gà cần chú ý đến chất lượng thức ăn và một số điều kiện có thể gây stress ở gà con.

Kết luận

Gà con có thể coi là một trong số các giống gà tuy không khó để nuôi dưỡng và chăm sóc nhưng cần rất sát sao trong từng bước, từng công đoạn săn sóc tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc như bệnh tật, stress ở gà, suy dinh dưỡng,… Hy vọng các thông tin nuôi gà con mới nở được cung cấp trong bài viết này hữu ích đối với bạn!

Content Protection by DMCA.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *