Mô hình nuôi gà chọi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi gà chọi

Mô hình nuôi gà chọi hiện nay đã không còn quá xa lạ với các hộ chăn nuôi. Nhiều các hộ dân đã thoát nghèo nhờ mô hình này bởi nhờ luôn có đầu ra nên nó đem lại nguồn kinh tế ổn định. Nhờ những mặt tích cực này mà nhiều hộ gia đình chi mạnh đầu tư lớn, kiếm được lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hiện tại, mô hình nuôi gà vẫn đang tiếp tục phát triển và ngày càng mở rộng với quy mô lớn hơn trên toàn quốc. Bài viết này của AE888 sẽ hỗ trợ các bà con các thông tin cần thiết  để tìm hiểu chăn nuôi gà chọi.

Nguồn gốc của giống gà Chọi:

Để nói về gà thì có rất nhiều dòng giống và chủng loại khác nhau. Gà chọi đã xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam. Số lượng gà chọi ở Việt Nam nhiều nhất là các địa phương có truyền thống chơi đá gà từ lâu như: Nam Định, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nội,… Khác với những giống gà thường, giống gà chọi có những đặc điểm đặc biệt nhằm nhận dạng. có thể kể đến như sau: mình dài, chân cao, mỏ và chân có màu chì, da thịt màu đỏ, cổ cao mào kép, màu mắt đen và có vòng đỏ.

Do đặc tính của giống gà này là hay vận động nên chất lượng thịt của gà chọi rất tốt. Ngoài ra, sức đề kháng của gà chọi rất tốt nhưng lại ít đẻ. Giống gà Chọi con từ 1 – 3 ngày tuổi nặng 38 – 40g. Khi trưởng thành có sự khác nhau giữa cân nặng của hai con trống, mái. Trong khi con trống thường nặng từ 3.0 – 4.0kg, thì con mái chỉ nặng từ 2.0 – 2.5kg.

Mô hình nuôi gà chọi
Mô hình nuôi gà chọi

Hướng dẫn cách nuôi gà Chọi:

Tiếp theo, là cách để nuôi gà chọi hiệu quả nhất. Đầu tiên, là phải xác định mục đích nuôi là nuôi để lấy thịt hay nuôi để đem đi đá sới. Anh em muốn nuôi gà để đi đá thì phải chú ý, vào tuần tuổi thứ 5 thì mật độ nuôi không quá 10 con/m2. Còn khi còn đạt được 700g thì anh em phải tách ra nuôi riêng từng con một, vì khi nuôi tập trung chúng có thể mổ và đánh nhau. Song song với đó, anh em có thể thiết lập chế độ ăn riêng và chế độ huấn luyện riêng cho gà chọi.

Hướng dẫn cách chọn gà chọi giống 1 ngày tuổi:

   + Chọn gà Chọi có nguồn gốc rõ ràng, có đàn gà bố mẹ phải sạch bệnh.

   + Nhận dạng giống gà tốt thông qua gà có màu lông vàng và bông mềm đặc trưng.

   + Quan sát độ nhanh nhẹn của gà. Ngoài ra, anh em cũng cần phải để ý đến các đặc điểm sau như bụng thon, rốn kín, mỏ khép kín, chân bóng loáng, trụ vững và đi lại bình thường.

Chuẩn bị chuồng để nuôi gà chọi:

– Giai đoạn trước khi úm gà chọi:

   + khử trùng trước khi sử dụng từ trước 5 -7 ngày, bao gồm chuồng nuôi, máng ăn, máng uống, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm.

Chuẩn bị chuồng để nuôi gà chọi
Chuẩn bị chuồng để nuôi gà chọi

   + Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, cũng như những loại thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.

   + Chuồng nuôi đặt ở vị trí đảm bảo thông thoáng, mùa hè mát, mùa đông kín ấm. Nền chuồng được thiết kế đặt ở nơi cao ráo, thoát nước và đúng kỹ thuật. Không khí trong chuồng nuôi phải được đảm bảo lưu thông.

   + Các chất độn chuồng như trấu, dăm phải được bào sạch, giữ độ dày từ 5 – 10 cm và phải được được phun sát trùng khi sử dụng.

Xem thêm: Đá gà AE888

Chuồng trại:

   + Phải chọn khu đất nơi thoáng mát, cao ráo, tốt nhất là xây theo hướng Đông hay Đông Nam để có thể hứng được ánh nắng sáng, đồng thời cũng tránh được nắng chiều.

   + Trong trường hợp gà nuôi nhốt hoàn toàn, anh em cần phải lưu ý mật độ nuôi thích hợp. Cụ thể là 8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn và 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền.

   + Trong trường hợp nuôi gà thả vườn, thì chuồng trại là nơi để ngủ đêm cũng như tránh mưa nắng, bên cạnh đó thì mật độ vườn thả gà đủ là ít nhất 1 con/m2.

   + Sàn chuồng làm bằng tre thưa hoặc lưới và cách mặt đất khoảng 0,5 m nhằm giữ khô ráo, thông thoáng, dễ dọn vệ sinh.

   + Có rào chắn xung quanh vườn tùy điều kiện nuôi của từng hộ mà rào chắn có thể được làm bằng tre gỗ, lưới B40, lưới nilon,…

   + Ban ngày khô ráo thì nên thả gà ra vườn, còn buổi tối cho gà về chuồng.

Giai đoạn phát triển của gà chọi

Chỉ tiêu Từ 1-7 ngày tuổi Từ 8-28 ngày tuổi Từ >28 ngày tuổi
Mật độ (con/m2) 30-40 25-30 <10
Cường độ chiếu sáng (W/m2) 5 5 3
Nhiệt độ (oC) 28 – 32 25-28 22-25
Độ ẩm (%) 65 65 65
Khối lượng thức ăn (gam/con) 6-10 15-20 Tùy khả năng ăn của gà.
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày) 17-22 8-14 Dùng ánh sáng tự nhiên.

Một số lưu ý khác:

– Bật đèn sưởi ấm trước khi bắt gà vào chuồng.

– Bổ sung điện giải, thêm vitamin C nếu trời nóng cho gà ngay khi bắt gà về chuồng.

– Tiêm Vacxin LASOTA lúc gà 1 ngày tuổi và lặp lại vào lúc 12 và 28 ngày tuổi.

– Tiêm phòng vacxin để phòng các bệnh như Gumboro, Newcastle, đậu gà.

– Phòng cầu trùng, phòng hen cho gà Chọi.

Kết luận:

Bài viết đã đề cập đến một số thông tin và mô hình nuôi gà hiệu quả. Hi vong đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các anh em chơi gà chọi, cũng như các hộ gia đình chăn nuôi.

Content Protection by DMCA.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *